098382.8338

Tín dụng đen là gì? Tránh lừa đảo qua app tín dụng đen hiện nay

Tín dụng đen là gì?

Tín dụng đen là gì? Tín dụng đen hay được biết tới với tên gọi vay nặng lãi là hoạt động tài chính bất hợp pháp, kéo theo gánh nặng về nợ nần cùng rất nhiều rủi ro khác cho bản thân, gia đình. Các app tín dụng đen hoạt động ngày càng tinh vi, lôi kéo nhiều người vào con đường này, gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho xã hội.

Khái niệm tín dụng đen là gì?

Tín dụng đen là gì? Tín dụng đen là một hoạt động tài chính bất hợp pháp, mô tả hình thức cho vay tín dụng với lãi suất cao hơn quy định của pháp luật (hay còn gọi là cho vay nặng lãi). Tín dụng đen được thực hiện bởi các tổ chức, cá nhân cho vay tiền nhưng không đăng ký kinh doanh và không được sự cấp phép của nhà nước.

Tín dụng đen trong tiếng Anh là Usury.

Các chủ thể tham gia hoạt động tín dụng đen bao gồm: bên cung ứng vốn, bên cung cấp tín dụng đen, bên đi vay tín dụng đen.

Đối tượng của tín dụng đen là những người cần vay tiền gấp hoặc không đủ điều kiện để vay từ các nguồn chính thống. Tín dụng đen thường áp dụng lãi suất cực kỳ cao, dẫn đến nhiều rủi ro cho người đi vay trong việc trả nợ và nhiều vấn đề tài chính khác cho sự thiếu minh bạch và kiểm soát.

Đặc điểm của tín dụng đen

– Lãi suất tín dụng đen rất cao: Lãi suất cho vay của tín dụng đen thường cao từ 3 đến 5 lần so với mức lãi suất của các kênh tín dụng chính thống. Đồng thời không có tài liệu minh bạch và có tính pháp lý trong quá trình giao dịch.

– Là hoạt động trái pháp luật: Hiện nay ở Việt Nam, chỉ các tổ chức tín dụng, ngân hàng mới được cấp phép hoạt động cho vay vì vậy tín dụng đen là hình thức trái pháp luật, không được nhà nước cho phép.

– Thủ tục vay tín dụng đen vô cùng đơn giản, không cần tài sản thế chấp

– Thời gian giải ngân nhanh chóng, thường chỉ vài ngày sau khi hoàn tất thỏa thuận.

– Cho vay ngắn hạn và thanh toán theo hình thức trả góp: Thời gian cho vay chỉ tính bằng ngày, bằng tuần, tối đa là vài tháng ép người đi vay phải trả nợ nhanh chóng.

Tín dụng đen là gì và có nguy hại như thế nào đến người vay?
Tín dụng đen là gì và có nguy hại như thế nào đến người vay?

Cách nhận biết tín dụng đen

Tín dụng đen thường được nhận biết qua những đặc điểm sau:

– Thủ tục cho vay đơn giản: Người đi vay không cần chứng minh thu nhập, không cần tài sản thế chấp, chỉ cần CMND/CCCD là có thể vay

– Lãi suất tín dụng đen rất cao: Một đặc điểm dễ nhận biết nhất của tín dụng đen là lãi suất cho vay vô cùng cao từ 100%, 300%, thậm chí lên tới 700%/năm, gây nên hiện tượng “lãi mẹ đẻ lãi con”, áp lực lớn lên người đi vay

– Lãi vay không minh bạch: Các tổ chức tín dụng chính thống như ngân hàng đều công bố mức lãi suất rõ ràng, minh bạch để khách hàng nắm được, tuy nhiên, với các tổ chức tín dụng đen, người đi vay chỉ biết lãi suất qua truyền miệng hoặc các giấy tờ sơ sài, không có chứng nhận pháp lý.

– Thời hạn vay rất ngắn: Vay tín dụng đen, vay nặng lãi hay còn gọi là vay nóng vì thời gian vay và trả chỉ tính bằng ngày, tuần hoặc nhiều là vài tháng.

– Quảng cáo rầm rộ, tiếp thị cho vay dễ dàng. Khách hàng có thể bắt gặp rất nhiều quảng cáo cho vay tiền qua tờ rơi, tin nhắn, email, những app tín dụng đen… với những thông tin tiếp thị cho vay tiền nhanh chóng, dễ dàng.

– Những khoản phạt và phí bất thường: Người đi vay tín dụng đen thường gặp phải những khoản phạt và phí bất thường, không có trong hợp đồng để bạn khó lòng nhận ra, khiến khoản tiền bạn phải trả lớn hơn số tiền vay ban đầu rất nhiều. Và khi bạn không trả lãi kịp thời sẽ bị xử lý theo “luật rừng”, “luật giang hồ”.

– Website hoặc app cho vay sơ sài, thương hiệu ảo, địa chỉ ma: Quảng cáo tín dụng đen qua app rất phổ biến với đặc điểm là các app, các website rất đơn giản, sơ sài, chỉ có chức năng vay tiền, không có thông tin về công ty, địa chỉ đơn vị cho vay.

Lãi suất cho vay hợp pháp là bao nhiêu?

Hiện nay, theo quy định tại Điều 468 Bộ Luật Dân sự 2015, các tổ chức, cá nhân cho vay chính thống sẽ có mức lãi suất cho vay khác nhau, nhưng cần đảm bảo:

– Lãi suất do các bên đồng tình, thỏa thuận:

+ Trong trường hợp các bên có thỏa thuận thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản vay, trừ trường hợp có liên quan theo quy định và luật khác.

+ Trong trường hợp lãi suất theo thỏa thuận của các bên vượt quá giới hạn lãi suất theo quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá sẽ không có hiệu lực.

+ Trường hợp trả lãi theo thỏa thuận, nhưng các bên không xác định rõ và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được tính bằng 50% mức lãi suất giới hạn theo quy định nêu trên tại thời điểm trả nợ.

Lãi suất tín dụng đen là bao nhiêu?
Lãi suất tín dụng đen là bao nhiêu?

Bên cạnh đó, theo Điều 91 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 quy định về lãi suất cho vay như sau:

Tổ chức tín dụng phải niêm yết công khai và được quyền ấn định mức lãi suất huy động vốn, mức phí cung ứng dịch vụ trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng.

– Tổ chức tín dụng và khách hàng có quyền thỏa thuận về lãi suất, phí cấp tín dụng của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật.

– Trong trường hợp phát hiện ngân hàng có hoạt động bất thường, Ngân hàng Nhà nước có quyền quy định cơ chế xác định lãi suất trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng để đảm bảo an toàn của hệ thống tổ chức tín dụng.

Như vậy, có thể thấy, mức lãi suất cao nhất được quy định của tổ chức tín dụng là 20%/năm. Tuy nhiên, trong quan hệ cho vay giữa các tổ chức tín dụng và khách hàng thì các bên sẽ thỏa thuận về lãi suất cho vay theo cung cầu vốn thị trường, nhu cầu vay vốn, mức độ uy tín của khách hàng, trừ trường hợp Ngân hàng Nhà nước quy định về lãi suất cho vay tối đa theo khoản 2 Điều 13 Thông tư 39/2016/TT-NHNN.

Xem Thêm: Điểm tín dụng là gì? Những cách cải thiện điểm tín dụng hiệu quả

Những rủi ro và tác hại khi vay tín dụng đen

Khó khăn trong việc trả nợ

Vì lãi suất “trên trời” nên người vay tín dụng đen đều gặp rất nhiều khó khăn trong việc trả nợ, rơi vào vòng xoáy nợ nần, làm mãi chỉ để đóng lãi.

Áp lực nặng nề về tinh thần

Nếu khách hàng không trả được khoản lãi vay “cắt cổ” thì các bên tín dụng đen sẽ đe dọa bằng rất nhiều hình thức “giang hồ” đe dọa nghiêm trọng đến tinh thần và

Ảnh hưởng tới kinh tế đất nước và an toàn xã hội

Tín dụng đen không chỉ gây ra những bất ổn về an ninh, trật tự an toàn xã hội mà còn gây ra hậu quả khôn lường về kinh tế. Nếu các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) của dính vào tín dụng đen thì hậu quả đúng là không thể lường trước.

Thông tin cá nhân bị lộ

Thông tin cá nhân bạn cung cấp khi vay tín dụng đen có thể bị các tổ chức tín dụng đen làm lộ ra ngoài, tạo điều kiện cho việc lừa đảo hoặc các bên lừa đảo xâm phạm quyền riêng tư của bạn.

Người đi vay không được đảm bảo quyền lợi

Các tổ chức tín dụng đen thường hoạt động bất hợp pháp, không có đầy đủ giấy tờ pháp lý nên khi có tranh chấp xảy ra, người đi vay rất khó để khiếu nại và đòi quyền lợi. Đồng thời, khi triệt phá tín dụng đen thành công thì khách hàng cũng rất khó để đòi quyền lợi.

Các app tín dụng đen gây ra nhiều rủi ro cho người vay
Các app tín dụng đen gây ra nhiều rủi ro cho người vay

Các hình thức cho vay tín dụng đen phổ biến hiện nay

– Vay qua các app tín dụng đen: Những app tín dụng đen thường quảng cáo rất thu hút, hình thức cho vay đơn giản, không cần hồ sơ, giải ngân nhanh chóng nên rất dễ dụ các con mồi. Vay tín dụng qua app tín dụng đen, người vay chỉ cần tải app về điện thoại và thực hiện các bước theo hướng dẫn vô cùng đơn giản.

– Vay qua các cá nhân: Cá nhân cho vay tín dụng đen (vay nặng lãi) có thể là người quen, giao dịch thường thể hiện bằng giấy ghi tay hoặc trao đổi bằng miệng.

– Vay qua các tổ chức tín dụng đen hoạt động online: Các tổ chức này có vỏ bọc giống một công ty tín dụng tuy nhiên giấy tờ và thông tin rất mập mờ

– Vay qua tin nhắn điện thoại SMS: Đây cũng là một hình thức vay tín dụng đen phổ biến ở Việt Nam. Cũng giống như các hình thức vay tín dụng đen khác, vay qua SMS cũng có điều kiện không rõ ràng và lãi suất vô cùng cao.

Mức xử phạt đối với người hoạt động tín dụng đen

Cho vay tín dụng đen là hoạt động trái pháp luật, vì vậy tùy vào mức độ vi phạm, các tổ chức, cá nhân vi phạm sẽ có các khung hình phạt khác nhau.

Theo Điều 201 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi năm 2017) về tội cho vay nặng lãi, người vi phạm hành vi cho vay nặng lãi sẽ phải chịu các hình phạt sau:

– Nếu giao dịch cho vay dân sự có lãi suất cao gấp 05 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ Luật Dân sự và thu lợi bất chính từ 30 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng hoặc đã bị xử phạt hành chính hoặc đã bị kết án về hành vi này mà vẫn tiếp tục vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 200 triệu đồng hoặc bị cải tạo không giam giữ từ 01-03 năm.

– Nếu cho vay nặng lãi thu lợi bất chính 100 triệu đồng trở lên sẽ bị phạt tiền từ 200 triệu đồng đến 1 tỷ đồng hoặc bị phạt tù từ 06 tháng – 03 năm.

– Ngoài ra, người cho vay nặng lãi còn bị phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cấm hành nghề, đảm nhiệm chức vụ từ 01-05 năm.

Mức xử phạt đối với người hoạt động tín dụng đen
Mức xử phạt đối với người hoạt động tín dụng đen

Thực trạng tín dụng đen ở Việt Nam

Thực trạng tín dụng đen ở Việt Nam vẫn đang diễn biến phức tạp. Các tổ chức tín dụng, ngân hàng thắt chặt nguồn vốn cho vay nên các tổ chức cá nhân cho vay tín dụng đen lợi dụng tình hình đó hình thành đường dây tín dụng đen với lãi suất huy động và cho vay rất cao.

Vay nợ qua app tín dụng đen ngày càng trở nên phổ biến. Với ưu điểm nhanh gọn, thuận tiện, thủ tục dễ dàng, không cần chứng minh thu nhập, các app tín dụng đen vẫn thu hút rất nhiều con mồi dù lãi suất tín dụng đen có thể lên đến hàng trăm phần trăm/năm.

Nếu trước đây, tội phạm tín dụng đen hoạt động truyền thống bằng cách dán quảng cáo cho vay trên tường, cột điện, thì nay chúng đã có nhiều thủ đoạn tinh vi hơn, kết hợp công nghệ, biến tướng dưới hình thức các cơ sở kinh doanh hay những app tín dụng đen.

Thực trạng tín dụng đen ở Việt Nam hiện nay
Thực trạng tín dụng đen ở Việt Nam hiện nay

Rất nhiều app tín dụng đen bị bắt mới nhất gần đây đã giúp lực lượng chức năng phát hiện thủ đoạn các đối tượng lừa đảo tín dụng. Theo đó, chúng thành lập doanh nghiệp gồm công ty tài chính, doanh nghiệp, công ty luật để mua lại các khoản nợ xấu, nợ khó đòi sau đó gọi điện, nhắn tin đe dọa nạn nhân nhằm cưỡng đoạt tài sản.

Đặc biệt, gần đây, trong quá trình triệt phá tín dụng đen, các cơ quan chức năng còn phát hiện có nhiều đối tượng nước ngoài đến Việt Nam thành lập, thuê người đứng tên doanh nghiệp để tổ chức hoạt động cho vay nặng lãi qua website, các app tín dụng đen với lãi suất lên đến 1000%/năm.

Qua đấu tranh triệt phá tín dụng đen và hàng loạt app tín dụng đen bị bắt, có thể thấy thực trạng tín dụng đen ở Việt Nam đang phát triển và diễn biến vô cùng phức tạp. Vì vậy, Bộ Công an và nhà nước cũng đã vào cuộc để tăng cường các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hoạt động tín dụng đen từ truyền thống đến các app tín dụng đen.

Cách thoát khỏi tín dụng đen qua app

Gần đây, có rất nhiều app tín dụng đen bị bắt, gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh cho người đi vay về chiếc bẫy lừa đảo này. Trước thủ đoạn tinh vi và biến tướng của các app tín dụng đen, để tránh mắc bẫy tín dụng đen đặc biệt là tìm cách thoát khỏi tín dụng đen qua app bạn có thể thực hiện những điều sau:

– Lựa chọn các tổ chức tín dụng uy tín, có giấy phép kinh doanh đầy đủ, minh bạch. Tìm hiểu thông tin nhiều nguồn để tăng tính xác thực.

– Khi ký hợp đồng, cần đọc và hiểu rõ mọi điều khoản, điều kiện trong hợp đồng

– Cách thoát khỏi tín dụng đen qua app tốt nhất vẫn là bạn nên tăng cường kiến thức tài chính, hiểu rõ về lãi suất và các loại phí có liên quan đến khoản vay để hạn chế tối đa rủi ro.

Nếu bạn đang thiếu thốn về mặt tài chính thì có thể tham khảo vay tiền icloud của chúng tôi, đảm bảo giải ngân nhanh, quy trình vay đơn giản, lãi suất thấp

ĐĂNG KÝ VAY

Tạm Kết

Tín dụng đen là gì? Bài viết trên của chúng tôi đã giải thích cho bạn biết đó là một hành vi tài chính bất hợp pháp, mang đến rất nhiều rủi ro cho người vay vì vậy bạn cần nâng cao cảnh giác cũng như kiến thức tài chính để tránh dính vào cạm bẫy và các thủ đoạn tinh vi của các đối tượng cho vay đặc biệt là các app tín dụng đen với đủ chiêu trò và thủ đoạn mời chào hiện nay.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *