098382.8338

Vay thế chấp là gì? Cùng tìm hiểu về thế chấp tài sản khi vay vốn

Vay thế chấp là gì? Cùng tìm hiểu về thế chấp tài sản khi vay vốn

Vay thế chấp là gì? Thủ tục vay thế chấp tài sản tại ngân hàng như thế nào? Nếu các bạn đang băn khoăn về vấn đề này khi có nhu cầu vay vốn thì hãy tìm hiểu ngay thông qua bài viết này cùng vaytienicloud.org!

Vay thế chấp là gì? Tài sản thế chấp là gì?

Vay thế chấp ngân hàng là một hình thức vay vốn rất phổ biến hiện nay. Người vay khi có những tài sản giá trị cao như nhà cửa, đất đai, xe cộ,…thuộc quyền sở hữu có thể thế chấp cho ngân hàng để đảm bảo khoản vay.

Trường hợp nếu người vay không thực hiện nghĩa vụ thanh toán đúng hạn hoặc vi phạm các điều khoản trong hợp đồng đi vay thì phía ngân hàng sẽ tiến hành gia hạn thời hạn trả nợ sao cho phù hợp với khả năng tài chính của người đi vay. Sau khi kết thúc khoảng thời gian này mà nghĩa vụ thanh toán vẫn chưa được thực hiện thì phía ngân hàng có quyền tịch thu tài sản thế chấp sau đó thanh lý tài sản thế chấp để bù vào khoản nợ của người vay.

Tài sản thế chấp là khối tài sản có giá trị được dùng để đảm bảo việc người vay sẽ thực hiện nghĩa vụ thanh toán khi vay vốn. Trong suốt quá trình khoản vay có hiệu lực, người vay vẫn có thể sử dụng tài sản. Tài sản thế chấp có nhiều loại nhưng chủ yếu là những loại có giá trị cao như bất động sản, xe cộ, vườn cây lâu năm, công trình xây dựng,…

Vay thế chấp là một hình thức vay rất phổ biến hiện nay
Vay thế chấp là một hình thức vay rất phổ biến hiện nay

Xem thêm:

Cách kiểm tra nợ xấu nhanh nhất, chính xác nhất

Tín dụng đen là gì? Tránh lừa đảo qua app tín dụng đen hiện nay

Có những loại tài sản thế chấp nào?

Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tài sản thế chấp hiện nay chia thành 4 loại. Nắm rõ và xác định được loại tài sản thế chấp sẽ giúp người vay chuẩn bị những loại giấy tờ cần thiết để chứng minh quyền sở hữu. Bên cạnh đó, nó cũng ảnh hưởng đến hình thức xử lý một khi xảy ra thường hợp hết thời hạn thế chấp mà người vay không thực hiện đúng các nghĩa vụ được quy định trong hợp đồng.

Tài sản thế chấp hữu hình và vô hình

Đây là hai loại tài sản thế chấp thường thấy nhất

  • Tài sản thế chấp hữu hình: Những vật có thể nhìn thấy được, cầm nắm được và có thể cảm nhận sự tồn tại của chúng bằng các giác quan trên cơ thể.

  • Tài sản vô hình: Là loại tài sản không tồn tại dưới hình dạng vật lý. Ví dụ: Quyền sở hữu trí tuệ, quyền đòi nợ,…

Tài sản thế chấp hữu hình khi xảy ra trường hợp người vay không thực hiện đúng các nghĩa vụ trong hợp đồng, có thể bên cho vay sẽ nhận tài sản đó và đem bán đấu giá.

Tài sản thế chấp thuộc dạng bất động sản, động sản

Phân loại này hình thành dựa trên đặc điểm di dời của sản phẩm thế chấp. Có thể phân loại bất động sản và động sản dựa trên phương pháp loại trừ.

  • Bất động sản là những tài sản thường gắn liền với đất đai như nhà đất, chung cư, công trình xây dựng,…

  • Động sản là những tài sản không thuộc dạng bất động sản đã kể trên.

Khi mang thế chấp, người vay có thể lựa chọn thế chấp bất động sản hoặc động sản. Dựa trên tính chất của tài sản mà bên nhận thế chấp sẽ thực hiện quyền truy đòi tài sản theo phân loại khi xảy ra trường hợp người đi vay không thể thực hiện nghĩa vụ thanh toán.

Tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai

Loại tài sản này được phân loại dựa trên thời điểm hình thành và thời điểm xác lập quyền sở hữu đối với tài sản thế chấp. Tài sản tương lai: Bao gồm tài sản chưa hình thành hoặc đã hình thành nhưng quyền sở hữu được công nhận sau thời điểm xác định giao dịch thế chấp.

Tài sản đã đăng ký quyền sở hữu và tài sản không đăng ký quyền sở hữu

Hai loại tài sản này cũng được phân loại dựa trên phương pháp loại trừ. Trong đó tài sản đăng ký quyền sở hữu bao gồm bất động sản và các phương tiện giao thông. Ví dụ: Quyền sử dụng đất, nhà đất, chung cư, công trình xây dựng, ô tô, tàu thuyền,…cùng với quyền sở hữu công nghiệp.

Tài sản thế chấp được chia thành 4 loại
Tài sản thế chấp được chia thành 4 loại

Phát mại tài sản thế chấp là gì? Quy trình phát mại tài sản thế chấp

Phát mại tài sản là quá trình ngân hàng hoặc tổ chức đứng ra cho vay vốn công bố và bán tài sản đảm bảo khoản vay của người vay một cách công khai theo pháp luật quy định để thanh toán khoản nợ mà người vay không có khả năng thanh toán.

Quy trình xử lý tài sản đảm bảo cho khoản vay thế chấp phải được thực hiện một cách công khai để mọi người được biết và đảm bảo tính khách quan về quyền và lợi ích hợp pháp của các bên.

Quy trình, thủ tục phát mại được thực hiện theo quy định của Pháp luật đấu giá tài sản, Luật đất đai nếu tài sản thế chấp là đất đai và các bộ luật có liên quan.

Cụ thể thủ tục phát mại tài sản thế chấp diễn ra theo các bước sau:

Bước 1: Thông báo xử lý phát mại tài sản

Bên xử lý phát mại tài sản thế chấp sẽ thông báo bằng văn bản cho các bên liên quan. Văn bản thông báo phải bao gồm các nội dung.

  • Nêu rõ lý do vì sao tài sản bị xử lý

  • Thông tin cụ thể về tài sản

  • Các nghĩa vụ, quyền lợi được đảm bảo trong quá trình phát mại tài sản

  • Thời gian, địa điểm, phương thức xử lý tài sản

Bước 2: Định giá tài sản phát mại thế chấp

Giá của tài sản thế chấp có thể được định rõ thông qua thỏa thuận giữa các bên liên quan. Trong trường hợp không thể thỏa thuận thì sẽ tổ chức định giá tài sản. Dù định giá theo cách nào thì vẫn phải đảm bảo được tính khách quan và giá tài sản phù hợp với giá thị trường.

Bước 3: Bán tài sản

Trước thời điểm phát mại xử lý tài sản có thể xảy ra hai trường hợp với hai cách xử lý khác nhau

  • Nếu trước thời điểm xử lý mà bên đảm bảo thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với bên còn lại, thanh toán toàn bộ chi phí phát sinh khi phát mại tài sản thì có quyền được nhận lại tài sản. Trường hợp này cũng cần tuân theo quy định của pháp luật về thời điểm nhận lại tài sản đảm bảo trước khi xử lý.

  • Trường hợp còn lại là nếu hai bên không có thỏa thuận nào về biện pháp xử lý tài sản đảm bảo hoặc bên đảm bảo không thực hiện nghĩa vụ thì tài sản sẽ được mang bán đấu giá. Số tiền thu được từ việc bán đấu giá sẽ được thanh toán trước cho phía chủ sở hữu tài sản.

Bước 4: Thanh toán số tiền thu được từ việc xử lý phát mại

Số tiền thu được từ việc phát mại tài sản thế chấp sẽ được dùng để thanh toán các chi phí liên quan đến thế chấp theo thứ tự được quy định bởi pháp luật hoặc thỏa thuận giữa hai bên. Chia thành hai trường hợp cụ thể:

  • Số tiền sau khi xử lý hết các thủ tục nhỏ hơn giá trị tài sản đảm bảo trừ trường hợp hai bên thỏa thuận bổ sung tài sản đảm bảo thì phần nghĩa vụ chưa được thanh toán sẽ được tính là không có bảo đảm và các bên tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của mình.

  • Số tiền nhận được sau khi xử lý tài sản đảm bảo lớn hơn so với nghĩa vụ phải thực hiện thì số tiền chênh lệch phải được hoàn lại cho người có tài sản.

Bước 5: Chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản cho người kế sở hữu sau khi xử lý tài sản thế chấp

Khi chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản phát mại phải có sự đồng ý bằng văn bản của chủ sở hữu, hợp đồng mua bán tài sản giữa chủ sở hữu và bên thi hành án với người mua tài sản phát mại. Việc xử lý tài sản sau xử lý phát mãi cần có hợp đồng cầm cố tài sản, giấy tờ thế chấp tài sản dùng thay cho các loại giấy tờ.

Bên cạnh đó, mọi thủ tục chuyển giao phải được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật về quyền sử dụng tài sản, quyền sở hữu sau khi xử lý.

Phát mại tài sản thế chấp là gì? Các bước thực hiện
Phát mại tài sản thế chấp là gì? Các bước thực hiện

Vay vốn tín dụng tại vaytienicloud.org không cần tài sản thế chấp, thủ tục nhanh gọn, giải ngân chỉ sau vài phút.

Đăng Ký Vay

Tạm Kết

Trên đây bài viết đã hướng dẫn các bạn tìm hiểu thế chấp là gì, những vấn đề xung quanh phát mại tài sản thế chấp. Mọi thông tin cần được tư vấn về vay thế chấp, các bạn hãy liên hệ vay tiền icloud để được hỗ trợ kỹ hơn.

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *